Cấp lại Giấy phép xe tập lái
Cơ quan thực hiện

Sở Giao thông Vận tải

Lĩnh vực Lĩnh vực Đường bộ
Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A - Đường Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh).
Cán bộ chuyên môn kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ chuyên môn hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì Trung tâm thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn thiện hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức.
- Bước 2: Cán bộ chuyên môn tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ về Sở Giao thông vận tải để giải quyết theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, Trung tâm hành chính công Tỉnh trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức.

Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua mạng điện tử (Địa chỉ http://dichvucong.hatinh.gov.vn);
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:
- Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ- CP;
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Lưu ý: Nếu nộp qua bưu điện hồ sơ gồm bản sao có chứng thực; qua mạng điện tử hồ sơ gồm bản scan từ bản gốc.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Kết quả thực hiện TTHC

Giấy phép xe tập lái     

Lệ phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều kiện:

 

a) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe họp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng Bl, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng Bl, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có dịch vụ sát hạch lái xe được sử dụng ô tô sát hạch để dạy lái với thời gian không quá 50% thời gian sử dụng xe vào mục đích sát hạch;

c) Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng Bl, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;

d) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;

đ) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;

g) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;

h) Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật giao thông đường bộ 2008;
- Nghị định số 65/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Tài liệu đính kèm
[Trở về]