Cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Cơ quan thực hiện

Sở Giao thông Vận tải

Lĩnh vực Lĩnh vực Đường bộ
Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Tĩnh (Số 02A - Đường Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh).
Cán bộ chuyên môn kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ chuyên môn hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì Trung tâm thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn thiện hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả cho tổ chức và yêu cầu nộp phí, lệ phí cho Trung tâm.
- Bước 2: Cán bộ chuyên môn tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ về Sở Giao thông vận tải để giải quyết theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, Trung tâm hành chính công Tỉnh trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức.

Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua mạng điện tử (Địa chỉ http://dichvucong.hatinh.gov.vn);
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ;
- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao kèm bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
-

* Lưu ý khi nộp hồ sơ:

+ Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu;

+ Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính;

+ Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện.           

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Kết quả thực hiện TTHC

Giấy phép đào tạo lái xe ô tô 

Lệ phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ;
- Biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều kiện:

 

1. Điều kiện chung của cơ sở đào tạo lái xe ô tô

- Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

- Có đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp;

- Đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ sư phạm theo quy định;

- Số lượng giáo viên cơ hữu phải đảm bảo 50% trên tổng số giáo viên của cơ sở đào tạo.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

2.1. Hệ thống phòng học chuyên môn:

- Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhât 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;

 - Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;

- Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;

- Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt);

- Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;

- Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập;

- Phòng điều hành giảng dạy: Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.

2.2. Xe tập lái:

- Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;

- Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe họp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng Bl, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng Bl, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có dịch vụ sát hạch lái xe được sử dụng ô tô sát hạch để dạy lái với thời gian không quá 50% thời gian sử dụng xe vào mục đích sát hạch;

- Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng Bl, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;

- Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;

- Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;

- Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;

- Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ;

- Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái khi đủ điều kiện quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản này.

2.3. Sân tập lái xe:

- Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe; nếu thuê sân tập lái phải có hợp đồng với thời hạn từ 05 năm trở lên và phải trong cùng mạng lưới quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;

- Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;

- Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;

- Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành;

- Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng Bl, B2 và c là 10.000 m2; hạng Bl, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.

- Có chương trình, giáo trình và giáo án theo quy định.

3. Điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô

3.1. Điều kiện giáo viên dạy lý thuyết:

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên;

-Trình độ A về tin học trở lên;

- Giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trờ lên.

3.2. Điều kiện giáo viên dạy thực hành:

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;

- Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;

- Giáo viên dạy các hạng Bl, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên, kể từ ngày được cấp;

- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật giao thông đường bộ 2008;
- Nghị định số 65/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Tài liệu đính kèm
[Trở về]