Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương.
Cơ quan thực hiện

Sở Giao thông Vận tải

Lĩnh vực Lĩnh vực Đường thuỷ nội địa
Trình tự thực hiện

Cách thức thực hiện TTHC:

- Thực hiện trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Số 02A - đường Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Hà Tĩnh;

- Qua Bưu điện;

- Qua hệ thống mạng điện tử (Địa chỉ http://dichvucong.hatinh.gov.vn).

Cách thức thực hiện

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ GTVT. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình;

Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản vẽ tỷ lệ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình (trừ khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao);

Ngoài hai thành phần hồ sơ nói trên, hồ sơ phải có các tài liệu kèm theo cho từng trường hợp cụ thể sau đây:

+ Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm: dữ liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;

+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao, âu tàu, đập, thủy điện, thủy lợi, công trình thủy điện, thủy lợi kết hợp giao thông: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng), thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, bản vẽ thiết kế vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi, độ sâu tại khoang thông thuyền công trình thủy lợi kết hợp giao thông;

+ Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu về khoang thông thuyền, thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);

+ Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; công trình phong điện, nhiệt điện; cảng, bến thủy nội địa, bến phà; kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, bế; công trình kè, chỉnh trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, bến, kè, công trình chỉnh trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng, bến, công trình phong điện, nhiệt điện;

+ Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống  dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao độ tự nhiên đáy luồng,  phạm vi luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa;

+ Đối với khai thác tài nguyên, nạo vét: bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.

- Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao, hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, phạm vi khu vực;

+ Bản vẽ thể hiện phạm vi (chiều dài, chiều rộng) khu vực, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình hiện hữu liên quan khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

* Lưu ý khi nộp hồ sơ:

+ Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trường hợp yêu cầu bản sao thì kèm theo bản gốc để đối chiếu;

+ Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì quét (Scan) từ bản chính;

+ Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn giải quyết

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cơ quan thực hiện: Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh.

Kết quả thực hiện TTHC

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh.

Lệ phí

Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

 Kết quả giải quyết TTHC:

+ Đáp ứng yêu cầu: Văn bản cho ý kiến

+ Không đáp ứng yêu cầu: Văn bản thông báo lý do không cho ý kiến.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Quy trình xử lý công việc:

Bước 1:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Cán bộ TN&TKQ kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý KCHT&ATGT xử lý.

Bước 3: 

Xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì dự thảo văn bản cho ý kiến trình lãnh đạo Phòng Quản lý KCHT&ATGT xem xét, ký nháy.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì dự thảo Văn bản thông báo lý do không cho ý kiến trình lãnh đạo phòng xem xét ký nháy.

Bước 4: Xem xét hồ sơ và ký nháy vào dự thảo kết quả thực hiện tại bước 3

Bước 5: Xem xét, ký duyệt văn bản trình ký của Phòng Quản lý KCHT&ATGT.

Bước 6: Phát hành văn bản và chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Bước 7: Trả kết quả cho tổ chức cá nhân

* Trường hợp hồ sơ quá hạn xử lý, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn xử lý, cơ quan giải quyết TTHC ban hành phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả và chuyển sang Bộ phận TN&TKQ để gửi cho tổ chức, cá nhân.

Căn cứ pháp lý của TTHC
Tài liệu đính kèm
[Trở về]
EMC Đã kết nối EMC