Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 và các chủ trương của tỉnh trong giai đoạn tới, trên cơ sở điều kiện cụ thể của đơn vị, vừa qua Sở Giao thông vận tải đã xây dựng Kế hoạch công tác Cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, mục tiêu chung là tập trung thực hiện các chỉ tiêu về CCHC giai đoạn 2021-2030 của tỉnh và của ngành, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan tinh gọn gắn với tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, nâng tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua dịch vụ công mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng, hiệu quả phục vụ của Sở GTVT. Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.
Cải cách thể chế: 100% văn bản quy phạm pháp luật tham mưu ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, của tỉnh. 100% văn bản QPPL liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành được rà soát, hệ thống hóa. Tham mưu, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến ngành để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục tham mưu, từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.
Cải cách thủ tục hành chính: 90% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên. 90% thủ tục hành chính có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đồng thời, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 70%. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%...
Cải cách tổ chức bộ máy: Thực hiện Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức Sở theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý. Từ 25% - 35% số lãnh đạo sở và trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Cải cách tài chính công: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2025, có 100% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử: 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý
Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 và các chủ trương của tỉnh trong giai đoạn tới, trên cơ sở điều kiện cụ thể của đơn vị, vừa qua Sở Giao thông vận tải đã xây dựng Kế hoạch công tác Cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, mục tiêu chung là tập trung thực hiện các chỉ tiêu về CCHC giai đoạn 2021-2030 của tỉnh và của ngành, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan tinh gọn gắn với tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, nâng tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua dịch vụ công mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng, hiệu quả phục vụ của Sở GTVT. Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.
Cải cách thể chế: 100% văn bản quy phạm pháp luật tham mưu ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, của tỉnh. 100% văn bản QPPL liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành được rà soát, hệ thống hóa. Tham mưu, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến ngành để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục tham mưu, từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.
Cải cách thủ tục hành chính: 90% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên. 90% thủ tục hành chính có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đồng thời, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 70%. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%...
Cải cách tổ chức bộ máy: Thực hiện Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức Sở theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý. Từ 25% - 35% số lãnh đạo sở và trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Cải cách tài chính công: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2025, có 100% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử: 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.